THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN NCS VŨ THỊ BÍCH HỒNG
THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: “Thực trạng tuân thủđiều trị ARV và hiệu quả can thiệp bằng ứng dụng Zalo ở nam quan hệ tình dục đồng giới nhiễm HIV tại một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị bằng thuốc kháng HIV ở Hà Nội”
Chuyên ngành: Y tế Công cộng. Mã số: 9 72 07 01
Họ và tên nghiên cứu sinh:Vũ Thị Bích Hồng. Khóa đào tạo: K39
Họ và tên người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Minh Giang
2. TS. Phạm Hồng Thắng
Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
Tóm tắt những kết luận mới của luận án:
1. Thực trạng tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của MSM nhiễm HIV
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị ở mức tối ưu trên nhóm MSM tại thời điểm trước can thiệp ở mức thấp (45,28%). Trong khi mức độ lo âu tăng là yếu tố tác động tiêu cực đến việc tuân thủ điều trị tốt, ngược lại chất lượng cuộc sống tăng là yếu tố tác động tích cực. Tình trạng lo âu ở mức nhẹ có khả năng tuân thủ điều trị dưới mức tối ưu cao hơn so với nhóm đối tượng nghiên cứu có mức độ lo âu bình thường (OR = 2,7, 95% KTC: 1,26-5,74).Chất lượng cuộc sống tăng có nguy cơ làm giảm tuân thủ điều trị ARV dưới mức tối ưu (OR = 0,86, 95% KTC: 0,74-0,99).
2. Hiệu quả can thiệp tăng cường tuân thủ điều trị ARV
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đối chứng trên các MSM ở một số cơ sở điều trị ARV tại Hà Nội đã cho thấy với các biện pháp can thiệp qua Zalo bao gồm gửi thông điệp ngắn, gửi bài truyền thông, thực hiện cuộc điện thoại tư vấn, đã mang lại hiệu quả đáng kể và có tính khả thi nhằm hỗ trợ tăng cường tuân thủ điều trị của nhóm MSM đang điều trị ARV. Trong khi mức độ tuân thủ điều trị ARV của nhóm chứng không được duy trì mà còn có xu hướng giảm qua thời gian, nhóm can thiệp lại có mức độ tuân thủ điều trị ARV được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ tuân thủ điều trị mức độ cao của nhóm can thiệp tăng từ 42,1% (thời điểm ban đầu) lên 53,4% (sau 3 tháng) và lên tới 67,0% (sau 6 tháng).
Sau khoảng thời gian thực hiện can thiệp, tổng điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu trêncó xu hướng thay đổi có ý nghĩa thống kê tại thời điểm 3 tháng (16,9)và 6 tháng (17,1)so với thời điểm ban đầu (13,9)(p-trend value<0,001). Tuy nhiên, trên nhóm chứng, điểm chất lượng cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực đều không có sự thay đổi qua thời gian. Ngược lại, nhóm can thiệp cho thấy điểm chất lượng cuộc sống có xu hướng tăng lên qua thời gian trên hầu hết các lĩnh vực, ngoại trừ lĩnh vực niềm tin cá nhân.
Trong mô hình ảnh hưởng hỗn hợp với các đo lường lặp lại, không có sự khác biệt về mặt thống kê về nguy cơ tuân thủ điều trị dưới mức tối ưu của nhóm chứng tại thời điểm 3 tháng (OR hiệu chỉnh: 1,70; KTC 95%: 0,84 – 3,40) và 6 tháng (OR hiệu chỉnh: 1,73; KTC 95%: 0,85 – 3,51) so với thời điểm ban đầu.Những người nhận can thiệp tại thời điểm 3 tháng có xác suất tuân thủ dưới mức tối ưu giảm đáng kể so với nhóm chứng (OR hiệu chỉnh: 0,31; KTC 95%: 0,13 – 0,77).Sau 6 tháng, những người nhận can thiệp có xác suất tuân thủ dưới mức tối ưu giảm rất mạnh so với nhóm chứng (OR hiệu chỉnh: 0,19; KTC 95%: 0,07-0,46).Điều này chỉ ra rằng sự can thiệp không chỉ có hiệu quả trong 3 tháng mà còn duy trì hiệu quả sau 6 tháng, với mức độ ý nghĩa thống kê rất cao (giá trị p < 0,001). Đồng thời, người có chất lượng cuộc sống thấp có khả năng tuân thủ dưới mức tối ưu cao hơn đáng kể so với người có chất lượng cuộc sống cao.
Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2024
Đại diện người hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) PGS.TS. Lê Minh Giang |
INFORMATION ABOUT NEW FINDINGS OF THE PHD THESIS
Title
:
“The situation of antiretroviral therapy (ARV) adherence and the effectiveness of intervention using the Zalo application for men who have sex with men infected with HIV, at some ARV treatment clinics in Hanoi”
Specialization: Public health Code: 9 72 07 01
Name of PhD student: Vu Thi Bich Hong
Supervisors: 1. Le Minh Giang
2. Pham Hong Thang
Training Institution: National Institute of Hygiene and Epidemiology
SUMMARY OF NEW FINDINGS OF THE THESIS
1. The situation of antiretroviral therapy (ARV) adherenceand some factors associated withARV adherence among HIV-infected MSM
The rate of optimal ARV treatment among MSM is low(45,28%). While increased anxiety level is a negative factor impact on the optimal ARV adherence, increased quality of life is a factor that has a positive impact. MSM with mild anxiety were more likely to have suboptimal treatment adherence than patients with normal anxiety (aOR = 2.70; 95%CI: 1.26 – 5.74). For every 1 point increase in quality of life, the risk of suboptimal compliance was 0.86 times (aOR = 0.86; 95%CI: 0.74 – 0.99).
2. Intervention effectiveness to increase ARV adherence
Randomized controlled clinical trial was conducted among MSM at some clinics in Hanoi by interventions based on social networking Zalo, including sending media articles, short messages and make consultant calls. The study’s subject are to increase ARV adherence. The study results showed a significant difference in ARV treatment adherence and quality of life between the intervention group and the control group at 3 and 6 months (p-value <0.05). The rate of high-level adherence to ART increased significantly in the intervention group from 42.1% to 53.4% after 3 months and 67.0% after 6 months, while the control group decreased over 6 months. The score of quality of life among intervention group increased from 13.9 to 16.9 after 3 months and 17.1 after 6 months, with an increasing trend in most domains, except personal beliefs. The quality of life in control group did not change over time.
In a mixed-effects model with repeated measures, there was no statistical difference in the odd ratio of suboptimal adherence of the control group at 3 months (adjusted OR = 1.70, 95% CI: 0.84 – 3.40) and 6 months (adjusted OR = 1.73; 95% CI: 0.85 – 3.51) compared to baseline. In the intervention group, there was a difference in the odd ratio of suboptimal treatment adherence between 3 months (OR adjusted = 0.31, 95% CI: 0.13 – 0.77) and 6 months (OR adjusted = 0.19, 95% CI: 0.07-0.46) compared to control. The model shows that MSM with low quality of life were significantly more likely to have suboptimal adherence than those with high quality of life.
Ngày 12 tháng 08 năm 2024
Supervisor | PhD candidate |
Le Minh Giang | Vu Thi Bich Hong |
Tóm tắt luận án tiến sĩ của NCS Vũ Thị Bích Hồng:
Luận án của NCS Vũ Thị Bích Hồng: