Bước tiến trong công cuộc khống chế tiến tới loại trừ bệnh dại tại Việt Nam

Hội thảo mạng lưới kiểm soát bệnh dại Châu Á diễn ra tại Thái Lan ngày 13-14/3/2018 với sự đồng tổ chức của Liên minh toàn cầu phòng chống bệnh dại, CDC và liên minh ba bên WHO-FAO-OIE đánh giá Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong quá trình khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại. Với sự vào cuộc của Chính Phủ Việt Nam, sự nỗ lực của Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT và sự phối hợp của các ban ngành, hỗ trợ từ các tổ chức trong nước và quốc tế, Việt Nam đã chuyển từ bậc 2.0 (năm 2015) lên bậc 3.0 (3/2018) trong nấc thang đánh giá SARE (Phương pháp tiếp cận bậc thang hướng tới thanh toán bệnh dại) về kiểm soát bệnh dại.

  • Các hoạt động đã được triển khai thực hiện liên tục trong vòng 2 năm qua và tiếp tục duy trì trong thời gian tới.
  • Tăng cường quản lý chó nuôi và tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó.
  • Tăng cường năng lực phòng thí nghiệm bệnh dại trên người và động vật.
  • Tăng cường điểm tiêm vắc xin phòng dại cho người và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người bị động vật cắn.
  • Tăng cường Truyền thông phòng chống bệnh dại trong trường học, tại cộng đồng.
  • Xây dựng mô hình điểm phối hợp thú y và y tế trong phòng chống bệnh dại và triển khai nhân rộng tại các tỉnh trọng điểm, tiến tới thực hiện trên toàn quốc.
  • Nâng cao năng lực hệ thống giám sát bệnh dại
  • Điều tra và xử lý ổ dịch dại trên người và động vật kịp thời
  • Kiểm soát vận chuyển đàn chó
  • Xây dựng vùng an toàn bệnh dại
  • Triển khai các nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế


Tiếp tục nỗ lực và duy trì các biện pháp can thiệp, Việt Nam có thể khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại vào năm 2030.

 

Tóm lược bài viết

Hội thảo mạng lưới kiểm soát bệnh dại Châu Á diễn ra tại Thái Lan ngày 13-14/3/2018 với sự đồng tổ chức của Liên minh toàn cầu phòng chống bệnh dại, CDC và liên minh ba bên WHO-FAO-OIE đánh giá Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong quá trình khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại. Với sự vào cuộc của Chính Phủ Việt Nam, sự nỗ lực của Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT và sự phối hợp của các ban ngành, hỗ trợ từ các tổ chức trong nước và quốc tế, Việt Nam đã chuyển từ bậc 2.0 (năm 2015) lên bậc 3.0 (3/2018) trong nấc thang đánh giá SARE (Phương pháp tiếp cận bậc thang hướng tới thanh toán bệnh dại) về kiểm soát bệnh dại.


Các bài viết liên quan