Tình hình dịch sởi tại Châu Âu: số ca mắc và số ca được tiêm chủng

Copenhagen, ngày 7 tháng 2 năm 2019

Số lượng trẻ em được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi đã tăng rất cao trong thời gian vừa qua tại khu vực Châu Âu, tuy nhiên tình hình mắc sởi ở các nhóm đối tượng cảm nhiễm vẫn rất cao, ghi nhnaj ở số mắc vi rút sởi trong năm 2018. Trong báo cáo thống kê tình hình bệnh sởi năm 2018 của WHO 7/2/2019, WHO cảnh báo các quốc gia Châu Âu cần hướng chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi của họ đến các khu vực và các nhóm đối tượng chưa được bao phủ vắc xin.

Tại Châu Âu trong năm 2018 đã ghi nhận 72 trường hợp tử vong do sởi ở cả trẻ em và người lớn. Theo báo cáo tháng từ tháng 1 – 12/2018, đã có 82.596 người tại 47/tổng số 53 quốc gia Châu Âu nhiễm sởi. Theo báo cáo từ nguồn số liệu bệnh viện của các quốc gia, gần 2/3 (61%) các ca mắc sởi nhập viện. Tổng số người nhiễm vi rút năm 2018 cao nhất trong thập kỷ qua: cao gấp 3 lần số liệu của năm 2017 và 15 lần số ca mắc ghi nhận trong năm 2016.

Làn sóng dịch trong năm 2018 xuất hiện sau 1 năm khu vực Châu Âu đạt tỷ lệ tiêm vắc xin sởi mũi 2 cao nhất từ trước đến nay (90% trong năm 2017). Số trẻ được tiêm vắc xin sởi đủ 2 mũi đúng lịch cũng tăng cao nhất trong năm 2017, so sánh với số liệu từ năm 2000 đến nay. Tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi mũi 1 là 95% cũng cao nhất, so sánh với số liệu từ năm 2013 đến nay. Tuy nhiên, đó là số liệu ở cấp quốc gia, còn tại từng khu vực có thể xuất hiện các lỗ hổng miễn dịch mà khi dịch xảy ra chúng ta mới có thể nhận biết được.

Dr Zsuzsanna Jakab, chuyên gia của WHO cho biết: “Tình hình dịch năm 2018 cho thấy sự gia tăng tỷ lệ tiêm vắc xin hiện tại chưa bắt kịp để ngăn chặn sự lưu hành của dịch sởi. Trong khi các số liệu chỉ ra sự gia tăng đột biến tỷ lệ tiêm chủng thì nó cũng đồng thời phản ánh số mắc và tử vong do dịch sởi. Điều này có nghĩa là vi rút tiếp tục tấn công tại các khu vực chưa được bao phủ vắc xin. Chúng ta không thể đạt tới 1 cộng đồng khoẻ mạnh ở cấp độ toàn cầu, như cam kết của WHO, nếu chúng ta không thực hiện tốt từ cấp độ cơ sở. Chúng ta cần làm và làm tốt hơn nữa việc bảo vệ người dân khỏi các bệnh có thể phòng tránh được bằng vắc xin”.

Chiến lược dự phòng

Dù tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi đã tăng lên ở cấp độ khu vực, nhưng số lượng đối tượng cảm nhiễm vẫn còn rất lớn.

  • Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi mũi 2 vẫn ở mức dưới 95% tại 34 quốc gia ở Châu Âu trong năm 2017
  • Tỷ lệ tiêm chủng ở các vùng khác nhau trong mỗi quốc gia cũng chênh lệch lớn
  • Tỷ lệ tiêm từng liều vắc xin cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng lây nhiễm trong tương lai

Kế hoạch hành động về tiêm chủng khu vực Châu Âu giai đoạn 2015 – 20120 (The European Vaccine Action Plan 2015–2020 - EVAP) đã đưa ra chiến lược loại trừ bệnh sởi và rubella được 53 quốc gia Châu Âu thông qua. Trong đó, ít nhất 95% dân số cần phải có miễn dịch với bệnh thông qua tiêm chủng đầy đủ 2 liều vắc xin (hoặc đã nhiễm sởi trước đó) để đảm bảo cộng động được bảo vệ, bao gồm cả các trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm vắc xin hoặc những người không thể tiêm vắc xin do mắc bệnh hay tình trạng y tế bất khả kháng.

Dr Nedret Emiroglu – Giám đốc Văn phòng tình trạng y tế khẩn cấp và bệnh truyền nhiễm, WHO khu vực Châu Âu cho biết: “Trong EVAP, tất cả các quốc gia Châu Âu đồng thuận mục tiêu loại trừ bệnh sởi và rubella là hoàn toàn có thể thực hiện được, và đây là con đường kinh tế nhất để bảo vệ người dân ở tất cả các lứa tuổi khỏi bệnh tật, tử vong do dịch”.

43 quốc gia Châu Âu đã khống chế được dịch sởi lưu hành trong ít nhất 12 tháng tính đến cuối năm 2017. Một số nước đã hạn chế được sự lây lan của vi rút xuống mức rất thấp trong năm 2017 – 2018, cho thấy mục tiêu loại trừ sởi là rất khả thi. “Sự gia tăng tỷ lệ tiêm chủng ở cấp độ quốc gia là rất đáng khen ngợi, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể bỏ qua các đối tượng, các khu vực chưa được bao phủ vắc xin. Và chúng ta cần nỗ lực hơn nữa. Cùng với nhau, chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu đề ra” Dr Emiroglu kết luận.

Biểu đồ: Số ca mắc sởi và tỷ lệ tiêm vắc xin sởi mũi 1, mũi 2 tại khu vực Châu Âu, 2009 - 2018

Loại trừ bệnh sởi

Có rất nhiều yếu tố tác động tới tỷ lệ tiêm vắc chủng và sự lây lan của dịch sởi. Để phòng chống dịch và loại trừ sởi, các quốc gia cần duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 2 liều vắc xin sởi ở mức cao cả ở cấp độ quốc gia và cơ sở, cũng như xác định rõ các khu vực, các đối tượng không được bao phủ vắc xin trong cộng đồng.

Văn phòng WHO khu vực tiếp tục làm việc với các quốc gia để tăng cường hoạt động tiêm chủng và hệ thống giám sát dịch bệnh, bao gồm tăng cường năng lực và cung cấp các hướng dẫn chuyên môn để:

  • Đảm bảo rằng cả cộng đồng đều được tiếp cận với tiêm chủng 1 cách công bằng;
  • Đảm bảo các cán bộ y tế được tiêm chủng đầy đủ tại các cơ sở y tế và có đủ kiến thức chuyên môn về vắc xin và hệ thống miễn dịch để tư vấn cho người bệnh;
  • Tăng cường niềm tin của người dân vào vắc xin và hệ thống y tế;
  • Đảm bảo tính an toàn và kịp thời của hệ thống cung cấp vắc xin;
  • Tăng cường hệ thống phát hiện và đáp ứng dịch;
  • Lắng nghe và phản hồi người dân, đáp ứng với tất cả các sự kiện y tế có thể liên quan đến an toàn vắc xin.

Phần lớn các quốc gia đang gặp khó khăn trong việc đạt đến mục tiêu tăng tỷ lệ tiêm chủng là các quốc gia trong nhóm thu nhập trung bình. Văn phòng WHO khu vực đang làm việc với các quốc gia này để đưa ra định hướng nhóm đối tượng mục tiêu của chương trình.

Link: http://www.euro.who.int/en/media-centre/sections/press-releases/2019/measles-in-europe-record-number-of-both-sick-and-immunized

 

Phạm Thị Cẩm Hà

Dịch từ bản tin của WHO


Các bài viết liên quan