Tìm vị trí HIV ẩn náu trong toàn bộ cơ thể
Để phòng lượng virus tăng trở lại sau điều trị, các nhà nghiên cứu phải xác định xem virus lẩn trốn những vị trí nào trong cơ thể. Thuốc kháng virus ARV ra đời có ý nghĩa rất lớn, chuyển nhiễm HIV từ một án tử thành nhiễm mạn tính trong đó nhiều người nhiễm mang virus. Nhưng thực ra HIV chưa bao giờ thực sự rời khỏi cơ thể, virus có thể tăng trở lại nhanh chóng nếu bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc điều trị thậm chí chỉ trong một thời gian ngắn.
Ngày nay các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu HIV trốn ở đâu và bằng cách nào khi mà xét nghiệm máu cho thấy tải lượng virus thấp hoặc không phát hiện được. Vị trí virus ẩn náu vẫn còn là bí ẩn nhưng sẽ sớm được giải đáp. Các kỹ thuật mới giàu sức mạnh mang lại cho các nhà khoa học cái nhìn chưa từng thấy cách mà HIV di chuyển trong cơ thể người và động vật - tìm ra những manh mối về chỗ ẩn náu và các đích mới của các phương pháp điều trị trong tương lai.
HIV là kẻ thù đáng gờm vì virus tích hợp vào trong ADN của tế bào chủ. Một số nhà khoa học cho rằng cách chữa bệnh thực sự là loại bỏ dấu vết của toàn bộ ADN virus khỏi cơ thể chứ không chỉ phòng HIV chiếm lĩnh tế bào và tự sao chép - đây là một mục tiêu khó khăn. Nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Sara Gianella của trường California- San Diego cho rằng việc loại bỏ toàn bộ ADN của HIV ra khỏi cơ thể là hoàn toàn không khả thi nhưng vẫn có hy vọng về khả năng làm HIV câm lặng vĩnh viễn hoặc kìm hãm sự phát triển của virus sau khi nhiễm.
Điều trị thuốc kháng virus ARV kết hợp có vai trò ức chế virus trong tế bào miễn dịch trong máu. Nhưng kết quả của nghiên cứu “Món quà cuối cùng” của Gianella được trình bày tại cuộc họp của Các Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ khẳng định virus có thể tự giấu mình trong tế bào miễn dịch của hơn chục loại mô.
Dự án của Gianella nghiên cứu cơ thể người nhiễm HIV hiến tặng khi họ chỉ còn có thể sống được sáu tháng vì những bệnh tật không liên quan đến HIV. Tất cả đều đang điều trị ARV khi họ đồng ý tham gia nghiên cứu, một số người được đề nghị dừng sử dụng thuốc ARV. Nhóm nghiên cứu lấy mẫu máu của người hiến khi họ còn sống và lấy 50 loại mô khác nhau sau khi họ qua đời. Mẫu của người dừng thuốc cho thấy virus tăng vọt trở lại sau khi dừng thuốc còn mẫu của những người vẫn tiếp tục dùng thuốc cung cấp thông tin về các ổ chứa virus. Họ không thấy virus trong máu người duy trì uống thuốc ARV cho đến trước khi chết hiến tặng đầu tiên nhưng virus tồn tại ở hầu hết 26 loại mô sau khi người đó chết.
Janice Clements, một nhà giải phẫu bệnh ở trường đại học Johns Hopkins University ở Baltimore, Maryland cho rằng hiếm khi có thể thu thập mẫu mô kịp thời sau khi người nhiễm HIV chết để đo lượng virus đang có mặt và thường không biết được liệu người đó có duy trì uống thuốc ARV không. Nghiên cứu của Clements chỉ ra rằng virus có xu hướng tồn tại kéo dài trong não và gây các vấn đề về thần kinh vì phần lớn thuốc kháng retrovirus không vượt qua được hàng rào máu não. Nhóm nghiên cứu của Clements đã trình bày tại cuộc họp của Các Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ bằng chứng đầu tiên cho thấy virus gây suy giảm miễn dịch ở khỉ - SIV, một họ hàng gần gũi với HIV, tồn tại trong tủy sống của khỉ macaque được dùng thuốc ARV và lan nhanh chóng sau khi khỉ ngừng uống thuốc.
Nicolas Chomont, nhà virus học ở trường đại học University of Montreal - Canada, nói rằng HIV trong mô chứa hoạt động phức tạp với lượng virus tăng giảm thất thường. Các nhà nghiên cứu cần theo dõi những mô hình mẫu này một thời gian để phát hiện ổ mang HIV ở người sống nhưng đây là một công việc đòi hỏi sự kiên trì. Tại cuộc họp của Các Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ, Thomas Hope, nhà sinh học tế bào của trường Northwestern University ở Evanston, Illinois trình bày một kỹ thuật hình ảnh mới ở khỉ macaque nhiễm virus SIV Các nhà nghiên cứu tiêm kháng thể gắn virus vào khỉ để soi virus bằng kỹ thuật chụp hình xạ cắt lớp cơ thể khỉ. Phương pháp này cho thấy SIV lây truyền qua tế bào niêm mạc ruột và hạch của con vật trong vòng nhiều giờ sau nhiễm virus. Hope bắt đầu điều trị khỉ nhiễm virus bằng ARV để xác định thuốc làm giảm nồng độ SIV ở đâu và nhanh ra sao.Sau điều trị 6 tháng các nhà nghiên cứu dừng điều trị và chụp hình xạ cắt lớp khỉ để xem virus tăng trở lại ở vị trí nào.
Cuối năm 2018 một nhóm nghiên cứu khác bắt đầu nghiên cứu hình ảnh chụp xạ hình cắt lớp ở người mang và không mang HIV trong máu sử dụng một loại kháng thể khác. Nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Timothy Henrich, ở trường đại học California, San Francisco phụ trách nghiên cứu cho biết nhóm của ông hy vọng kiểm tra được điều gi xảy ra khi người ta dừng điều trị ARV và virus tăng trở lại. Nhóm của Gianella cũng mong muốn thử kỹ thuật chụp xạ hình cắt lớp cho những người tham gia nghiên cứu “Món quà cuối cùng”.
Mục tiêu cuối cùng tìm ra HIV tăng trở lại ở đâu không chỉ là đo lường virus trong máu, Hope nói. Tế bào miễn dịch trong máu sẽ chỉ là thành phần nhỏ bé so với những ổ chứa mang virus trong bóng tối mà chúng tôi vẫn chưa xác định được. Chúng tôi biết virus đang tồn tại ở đó .”
Lê Thị Hồng Nhung-Khoa HIV/AIDS
Nguồn: Tạp chí Nature 562, 472-473 (2018)
doi: 10.1038/d41586-018-07115-4