THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI LUẬN ÁN CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÀO ĐỨC GIANG

THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Thực trạng tuân thủ điều trị ARV, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp tại một số phòng khám ngoại trú tại Hà Nội.

Chuyên ngành:                     Y tế công cộng              Mã số:            62 72 03 01

Họ và tên nghiên cứu sinh: Đào Đức Giang             Khóa đào tạo: 35

Họ và tên người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

                                                                   2. PGS.TS. Bùi Đức Dương

Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống về thực trạng, một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV tại 03 phòng khám Ngoại trú tại Hà Nội. Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng một công cụ đánh giá tuân thủ điều trị kết hợp đa chiều đầu tiên ở Việt Nam. Thiết kế hoạt động can thiệp được xây dựng dựa trên những mô hình hoạt động có hiệu quả trên thế giới và dựa vào đặc thù các phòng khám ngoại trú OPC tại Việt Nam. Các can thiệp qua tư vấn tại chỗ và hỗ trợ định kỳ qua điện thoại cho các đối tượng có nguy cơ cao đã mang lại hiệu quả bước đầu trong tăng cường tuân thủ điều trị cho bệnh nhân. 

1. Thực trạng tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị tại một số phòng khám ngoại trú tại Hà Nội năm 2016:

  • Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị mức độ cao, mức độ trung bình và mức độ thấp tương ứng là 66,2%; 23,8% và 10%. Khoảng một nửa bệnh nhân báo cáo nhận được hỗ trợ của gia đình, bố mẹ, hoặc vợ/chồng trong điều trị. Có 9% bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ của ARV trong 3 tháng qua và 1,2% bệnh nhân phải tạm dừng điều trị ARV do tác dụng phụ của thuốc.
  • Gặp tác dụng phụ của thuốc (AOR=0,58; KTC 95%: 0,41- 0,82) là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân. Các yếu tố hỗ trợ tích cực cho tuân thủ điều trị gồm sự hỗ trợ của bạn bè (AOR=2,56; 95% KTC: 1,49 - 4,35); tiết lộ tình trạng nhiễm cho gia đình, người thân (AOR=3,7; 95% KTC: 1,32 - 10,00), không uống rượu trong 30 ngày qua (AOR=3,62; KTC 95%: 1,95 - 6,7); có sự hỗ trợ về mặt xã hội của cán bộ y tế (AOR=2,51; KTC 95%: 1,40 - 4,52) và tin tưởng các thuốc uống có hiệu quả trong việc giúp kiểm soát bệnh (AOR=1,92 ; KTC 95%: 1,78 - 3,56).

2. Hiệu quả một số can thiệp nhằm tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV tại một số phòng khám ngoại trú tại Hà Nội năm 2017:

  • Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị mức độ cao tăng từ 66,2% lên 84,4%.
  • Tỷ lệ bệnh nhân tham gia các nhóm hỗ trợ đồng đẳng, báo cáo có nhận được sự hỗ trợ của vợ chồng hoặc bạn tình với điều trị ARV, có công việc ổn định đã tăng tương ứng từ 10,6%; 53,6% và 43,5% trước nghiên cứu lên 17,4%; 63,9% và 54,2% sau nghiên cứu.
  • Tỷ lệ bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ của thuốc, phải tạm dừng điều trị ARV do tác dụng phụ giảm đáng kể từ 9,0% xuống 3,5% và từ 1,2% xuống 0,65%.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2019

TM. TẬP THỂ HƯỚNG DẪN

                                                                                                                         

PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

NGHIÊN CỨU SINH

 

Đào Đức Giang

INFORMATION ABOUT THE NEW FINDINGS OF THE THESIS

 

Thesis: The current situation of ARV treatment adherence, related factors and intervention effectiveness at selected out-patient clinics in Hanoi.

Major:                     Public Health                                 Code:            62 72 03 01

Full name of PhD student: Dao Duc Giang                 Ph.D. Course: 35

Full name of scientific supervisors:      1. Assoc. Prof. Nguyen Anh Tuan

                                                                  2. Assoc. Prof. Bui Duc Duong

Training facility: The National Institute of Hygiene and Epidemiology

SUMMARY OF NEW CONCLUSIONS OF THE THESIS

This thesis is an effort to systematically study the situation and selected factors related to ARV treatment adherence 03 out-patient clinics in Hanoi. It is the first study to use a multi-dimensional assessment tool to assess treatment adherence in Vietnam. The design of interventions is built based on effective interventional models in the world and based on the characteristics of outpatient clinics in Vietnam. Interventions through on-site counseling and periodic telephone support for high-risk groups have demonstrated effectiveness in strengthening patient adherence.

1. Situation of ARV treatment adherence and some related factors in HIV / AIDS patients being treated at some outpatient clinics in Hanoi in 2016:

  • The proportion of patients adhering to high, medium and low levels of treatment was 66.2%; 23.8% and 10%, respectively. About half of patients reported receiving support from family, parents, or spouses in treatment. 9% of patients had encountered ARV side effects in the last 3 months and 1.2% of patients had to temporarily stop ART due to side effects
  • Experiencing side effects of drugs (AOR = 0.58; 95% CI: 0.41 - 0.82) is a negative factor affecting patients' adherence to ARV treatment. Supportive factors for adherence to treatment include the support of friends (AOR = 2.56; 95% CI: 1.49 - 4.35); disclosure of HIV status to family and relatives (AOR = 3.7; 95% CI: 1.32 - 10.00), not drinking alcohol in the past 30 days (AOR = 3.62; 95% CI: 1 , 95 - 6,7); have social support from health workers (AOR = 2.51; 95% CI: 1.40 - 4.52) and trust that oral medications are effective in helping to control the disease (AOR = 1.92; 95% CI: 1.78 - 3.56)

2. Effectiveness of the study interventions to increase ARV compliance in some outpatient clinics in Hanoi in 2017

  • The proportion of patients adhering to high levels of treatment increased from 66.2% to 84.4%.
  • The proportion of patients joining peer support groups, reporting having received the support of a spouse or partner with ARV treatment, having a stable job increased by 10.6%; 53.6% and 43.5% before the study to 17.4%; 63.9% and 54.2% after the study, respectively.
  • The proportion of patients experiencing side effects of the drug, having to temporarily stop taking ARV because the side effects significantly decreased from 9.0% to 3.5% and from 1.2% to 0.65%, respectively.

Ha Noi, 25th November, 2019

SCIENTIFIC SUPERVISOR

                                                                                                                                               

Assoc. Prof. Nguyen Anh Tuan

Ph.D. Student

 

Dao Duc Giang

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Việt tại đây: 

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Anh tại đây: 

Tải file luận án tiến sĩ tại đây: 

 


Các bài viết liên quan