THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI LUẬN ÁN CỦA NCS. ĐẶNG QUANG TẤN

THÔNG TIN  VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: “Thực trạng năng lực Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Việt Nam đáp ứng yêu cầu Điều lệ Y tế quốc tế”.

Chuyên ngành: Dịch tễ học;                                                     Mã số: 62 72 01 17 

Họ và tên nghiên cứu sinh: ĐẶNG QUANG TẤN                 Khóa 32 năm 2012 

Họ và tên người hướng dẫn khoa học:   1. PGS. TS. Nguyễn Thúy Hoa 
                                                                      2. PGS. TS. Trần Thanh Dương 

Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. 

Tóm tắt những kết luận mới của luận án: 

Đề tài nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện trên phạm vi tất cả 13 Trung tâm KDYT quốc tế theo hướng tiếp cận đánh giá về năng lực cửa khẩu đáp ứng theo yêu cầu của Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp can thiệp thông qua tập huấn chuyên sâu cho cán bộ kiểm dịch y tế có hiệu quả nâng cao kiến thức và thực hành trong phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola nguy cơ xâm nhập Việt Nam. 

1. Thực trạng năng lực Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế của Việt Nam đáp ứng yêu cầu của Điều lệ Y tế quốc tế năm 2016 

- Đánh giá cho thấy năng lực cửa khẩu đạt 94%, đáp ứng theo yêu cầu của Điều lệ Y tế quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Việt Nam hiện có 07 cửa khẩu trong tổng số 19 cửa khẩu quốc tế thuộc 13 Trung tâm KDYT quốc tế quản lý có đáp ứng đầy đủ tiêu chí cửa khẩu chỉ định của WHO. 
- Số lượng cán bộ KDYT biên chế mới chỉ đáp ứng được 74,2% so với quy định. 100% cửa khẩu quốc tế có bố trí phòng làm việc cho cán bộ KDYT, tại cửa khẩu quốc gia là 80,9%. Phòng cách ly y tế tại các cửa khẩu quốc tế đạt 77,8%.  
- 100% số Trung tâm KDYT quốc tế có sử dụng máy đo thân nhiệt để kiểm tra, giám sát hành khách xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu. Có 10,8% số cửa khẩu có hệ thống khử trùng tự động; Các trang thiết bị khác về xét nghiệm, ô tô chuyên dụng cho hoạt động KDYT còn thiếu so với quy định. 
- Đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành (K.A.P) của cán bộ KDYT của 13 Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế về dịch bệnh do vi rút Ebola cho thấy tỉ lệ cán bộ KDYT có kiến thức đúng nhất về bệnh chiếm từ 69,2% - 80,6%; có thái độ đúng nhất từ 49,2% - 72,8% và tỉ lệ có thực hành đúng nhất từ 50,3% - 67,2%. 

2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp nâng cao năng lực giám sát và phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola xâm nhập vào Việt Nam 

- Các hoạt động can thiệp tập huấn đã có cải thiện rõ rệt về kiến thức, thái độ và thực hành của cán bộ KDYT đối với dịch bệnh do vi rút Ebola. Hiệu quả can thiệp (HQCT) so với nhóm chứng là: 56,1 (về kiến thức); 31,7 (về thái độ) và 60,7 (về thực hành). 
Nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị có tính ứng dụng thực tiễn cao, giúp ích cho củng cố và nâng cao hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch bệnh lan truyền qua biên giới. 
 

Hà Nội, ngày     tháng     năm 2019 


                      Đại diện người hướng dẫn                                                                Nghiên cứu sinh 

                     PGS.TS. Nguyễn Thúy Hoa                                                               Đặng Quang Tấn 
 


NEW CONCLUSIONS OF THE THESIS  


Thesis topic: “Current situation of capacity of Viet Nam’s International Health Quarantine Centers to meet requirements of the International Health Regulations”  

Sector: Epidemiology;                                                      Code: 62 72 01 17 

PhD Student:  DANG QUANG TAN                               Course 32, in 2012. 

Science supervisor:    1. Assoc.Prof. Dr. Nguyen Thuy Hoa 
                                      2. Assoc.Prof. Dr. Tran Thanh Duong 

Training facility: National Institute of Hygiene and Epidemiology 

Summary of new conclusion of the thesis: 

This is the first study conducted at all 13 International Health Quarantine Centers in Vietnam to assess situation of the capacity of points of entry to meet requirements of the International Health Regulations in the context of international integration and globalization. Research results revealed that application of intervention measures through intensive training for health quarantine officers helped effectively to improve knowledge and practice of health quarantine officers in prevention of potential entry of the Ebola virus disease into Viet Nam.

1. Describe the current capacity of Vietnam's International Health Quarantine Centres to meet requirements of the International Health Regulations in 2016 

- The research resulted that capacity of points of entry met 94% as required by the IHR of the World Health Organization. Viet Nam has 7 out of 19 international points of entry meeting criteria of designated ones given by the WHO. 
- Number of permanent health quarantine staff met 74.2% of regulated one. 100% of international points of entry and 80.9% of national check points have working offices for health quarantine officers. 77.8% of point of entry set up isolation areas/rooms.  
- 100% of International Health Quarantine Centers installed remote body thermometers to monitor passengers’ exit/entry at points of entry. 10.8% of check points set up automatic infection system for vehicles exit/entry; testing equipment and specialized cars for health quarantine activities are insufficient as regulated requirement. 
- Assessment on knowledge, attitude and practice of health quarantine officers of all 13 IHQ Centers on Ebola virus diseases resulted that 69.2% - 80,6% had best knowledge of the disease. The best attitude accounted for between 49.2% - 72.8% and the best practice rate was from 50.3% - 67.2%. 

2. Evaluate the effectiveness of some intervention measures to strengthen capacity in surveillance and prevention of the Ebola virus disease at points of entries in Viet Nam 

- Intervention through training courses significantly helped improvement of knowledge, attitude and practice of health quarantine officers for Ebola virus disease. Intervention efficiencies (IE) were of 56.1 % for knowledge, 31.7% for on attitude and 60.7% for practice. 
The study has made highly practical and useful recommendations for strengthening and enhancing the effectiveness of cross border prevention and control of infectious diseases.  
 

Hanoi, July      , 2019 


                     Supervisors                                                                                                  PhD Student  


     Assoc.Prof. Dr. Nguyen Thuy Hoa                                                                       Đặng Quang Tấn 

 

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Việt tại đây: 

Tom_tat_luan_an_Tieng_Viet_Đặng_Quang_Tấn.pdf

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Anh tại đây: 

Tom_tat_luan_an_Eng_Dang_Quang_Tan.pdf

Tải file luận án tiến sĩ tại đây: 

LUẬN_ÁN_Đặng_Quang_Tấn.pdf


 


Các bài viết liên quan