Thông tin về các kết luân mới của Luận án NCS. Vũ Ngọc Long

Tên luận án: “Thực trạng giám sát viêm gan vi rút B, C tại tỉnh Thái Bình và hiệu quả một số biện pháp can thiệp”.

 

Chuyên ngành: Dịch tễ học   Mã số: 62.72.01.17.
 

Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Ngọc Long 
 

Họ và tên cán bộ hướng dẫn:   

1. PGS. TS. Phan Trọng Lân 

2. GS. TS. Phạm Ngọc Đính

 Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương  
 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN  
 

 1. Việc triển khai đồng bộ xét nghiệm sàng lọc vi rút viêm gan B, C tại các cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Y tế huyện của tỉnh Thái Bình cho các đối tượng cai nghiện ma túy là nguồn thông tin quan trọng trong giám sát viêm gan vi rút B, C ở các đối tượng nguy cơ cao, chiếm tới 33,3% trong tổng số bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B, C phát hiện trong hệ thống giám sát viêm gan vi rút B, C tại tuyến huyện. 

 2. Các hoạt động can thiệp đã cung cấp bằng chứng khoa học về khả năng thay đổi phương thức giám sát viêm gan vi rút B, C từ báo cáo số liệu cộng gộp số mắc/chết sang báo cáo và theo dõi theo ca bệnh và rút ngắn thời gian báo cáo.

 3. Chất lượng số liệu giám sát viêm gan vi rút tại tuyến huyện đã được cải thiện, hiệu quả can thiệp (HQCT) đối với việc báo cáo giám sát có kết quả xét nghiệm vi rút viêm gan B, C là 22,7%; chỉ số hiệu quả độ nhạy của các hoạt động can thiệp giám sát viêm gan vi rút B, C tại huyện can thiệp là 44,4%; 

 4. Tính hữu dụng với HQCT cao, đặc biệt HQCT trong sử dụng số liệu giám sát viêm gan vi rút B, C của nhân viên y tế là 51,3%; HQCT đối với kiến thức đúng về ĐNCB của nhân viên y tế là 60,8%; HQCT đối với sự quan tâm của nhân viên y tế về tình hình nhiễm vi rút viêm gan B, C trong cộng đồng 25,5%; HQCT về thực hành kiểm tra thông tin về loại vi rút viêm gan của nhân viên y tế khi nhận được báo cáo là 35,4%.

 5. Các biện pháp can thiệp giúp cải thiện năng lực cán bộ y tế (83,6%), cải thiện hoạt động giám sát viêm gan vi rút (85,1%); phù hợp với nhiệm vụ, chức năng  (92,5%); phù hợp với khả năng của cán bộ y tế (77,6%);  phù hợp với chuyên ngành đào tạo của cán bộ y tế (74,6%). Khả năng duy trì bền vững của các biện pháp can thiệp được đánh giá cao (80,6%). 


 

Hà Nội, ngày......tháng 11 năm 2017 


 

TM.TẬP THỂ HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU SINH

 

 GS. TS. Phạm Ngọc Đính      Vũ Ngọc Long 

 

INFORMATION ON NEW FINDINGS OF THE PhD THESIS 


 

Thesis subject: Situation of hepatitis B, C surveillance in Thai Binh province and Effectiveness of some interventions. 

 

Specialization: Epidemiology             Code: 62.72.01.17


 

Name of PhD student : Vu Ngoc Long 

 Supervisors:  

1. Assoc. Prof. Phan Trong Lan, MD., PhD.

2. Prof. Pham Ngoc Dinh, MD., PhD.
 

Training Institution:  National Institute of Hygiene and Epidemiology

SUMMARY OF NEW FINDINGS OF THE THESIS  
 

 1. The exclusive implementation of screening hepatitis B, C virus in the Methadone Maintenance Therapy clinics in District Health Center of Thai Binh province for injecting drug users was an important information of hepatitis B, C surveillancefor high risk groups who accounted for 33.3% among all patients indentified in the hepatitis B, C surveillance system at district level.

 2. Intervention activities had provided scientific evidence about possible changes for hepatitis B and C surveillance approach from reporting aggregated number of cases and deaths to case based reporting and reducing reporting timeline. 

 3. Quality of hepatitis surveillance data at district level had been improved, intervention effectiveness (HQCT) for surveillance report with testing results of hepatitis B, C was 22.7%; effectiveness indicator for sensitivity of intervention activities in district receiving intervention was 44.4%.

 4. High usefulness of intervention effectiveness, especially utilization of hepatitis B, C surveillance data among health care staff was 51.3%; correct knowledge on case definition of hepatitis among health care staff was 60.8%; consideration among health care staff on hepatitis B, C infection in community was 25,5%; practice on checking information of hepatitis virus type among health care staff when receiving report was 35.4%. 

 5. Interventions helped increase capacity of health care staff (83.6%), improve implementation of viral hepatitis surveillance (85.1%); suitable to tasks  and functions of health staff (92.5%); appropriate for ability of health staff (77.6%); relevant to professsional training of health care staff (74.6%). Possibility to ensure sustainable implementation of intervention activities was considered high (80.6%). 

 

Supervisors PhD student
 

Pham Ngoc Dinh Vu Ngoc Long


Các bài viết liên quan