THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN NCS PHAN TÂN DÂN

THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Một số đặc điểm dịch tễ, yếu tố liên quan và căn nguyên vi rút của vụ dịch COVID-19 tại nhà máy POYUN, tỉnh Hải Dương, năm 2021.

Chuyên ngành: Dịch tễ học                                           Mã số: 9 72 01 17

Họ và tên nghiên cứu sinh: Phan Tân Dân                  Khóa đào tạo: 40

Họ và tên người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Ngọc Hùng

                                                                   2. GS.TS. Lê Thị Quỳnh Mai

Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Tóm tắt những kết luận mới của luận án:

Đây là nghiên cứu đồng bộ, sử dụng phương pháp dịch tễ học, sinh học phân tử và huyết thanh học để điều tra một vụ dịch do tác nhân mới SARS-CoV-2 tại khu công nghiệp:

1. Đã mô tả một số đặc điểm dịch tễ và yếu tố liên quan đến tình trạng lây nhiễm bệnh COVID-19 tại nhà máy POYUN, khu công nghiệp Cộng Hòa, Chí Linh, Hải Dương, từ tháng 01/2021-5/2021, cụ thể:

Tác nhân gây bệnh là SARS-CoV-2 chủng Alpha (B.1.1.7) có hệ số lây nhiễm trong vụ dịch là 3,5; các biện pháp chống dịch có hiệu quả, làm giảm hệ số lây nhiễm xuống dưới 1,0.

Tỉ suất tấn công của SARS-CoV-2 trong vụ dịch là 15,4% (KTC95%: 13,3%-17,5%);

Thời gian ủ bệnh trung bình 7,6 ngày; người bệnh COVID-19 có triệu chứng lâm sàng đặc trưng của nhiễm chủng Alpha; thời gian điều trị trung bình 25,5 ngày gồm cả thời gian cách ly y tế; 100% ca bệnh COVID-19 trong vụ dịch đều tiến triển tốt và khỏi bệnh.

Yếu tố liên quan đến tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong nhà máy gồm: tiếp xúc và chăm sóc người ốm, tiếp xúc ca COVID-19 nghi ngờ, thời gian làm việc trên 12 giờ/ngày, khoảng cách giữa người với người <2 mét và thường xuyên tiếp xúc với công nhân khác trong quá trình sản xuất.

Các kết quả trên giúp gợi ý, khuyến nghị về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trong tương lai tại các khu công nghiệp.

2. Đã phân tích được một số đặc điểm sinh học phân tử và đặc điểm đáp ứng kháng thể của vi rút SARS-CoV-2 gây dịch tại nhà máy POYUN, trong đó:

Xác định được tác nhân gây dịch là biến thể Alpha (B.1.1.7), có 9 đột biến nucleotide: T892C, G6421T, G7042T, G26558T, C27509T, T29859C, T29859A, G29862A, T12809C và thay đổi 6 acid amin tại vùng gen ORF1a (M2259I); M (E12D); ORF7a (T39I); S (H69-; V70-, Y144-); chưa có bằng chứng cho thấy vi rút làm tăng nặng và tử vong ở bệnh nhân COVID-19 trong vụ dịch. Cho thấy giá trị của chiến lược “Zero COVID-19” khi Việt Nam chưa có dự phòng đặc hiệu bằng vắc xin, giúp hạn chế sự lây lan của vi rút và làm giảm nguy cơ vi rút biến đổi và tăng độc lực.

Xác định tỉ lệ có kháng thể IgG kháng SARS-CoV-2 ở quần thể công nhân sau gần 70 ngày bùng phát dịch là 10,9% (KTC95%: 8,9%-12,8%). Đáp ứng kháng thể IgG ở người mắc COVID-19 không dài; 34,5% ca COVID-19 không phát hiện được kháng thể IgG trong huyết thanh từ ngày 45-57 sau mắc bệnh, cần được tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2024

Đại diện người hướng dẫn

GS.TS. Lê Thị Quỳnh Mai

Nghiên cứu sinh

Phan Tân Dân

 

INFORMATION ABOUT NEW FINDINGS OF THE PHD THESIS 

Title: Some epidemiological features, associated factors and pathogenic characteristic of the COVID-19 outbreak in POYUN factory, Hai Duong province, 2021.

Specialization: Epidemiology                   Code: 9 72 01 17

Name of PhD student: Phan Tan Dan

Supervisors:                 1. Associate Professor. PhD. Pham Ngoc Hung

                                      2. Professor. PhD. Le Thi Quynh Mai

Training Institution:   National Institute of Hygiene and Epidemiology

SUMMARY OF NEW FINDINGS OF THE THESIS 

This study used a multimethod approach including epidemiology, molecular and serology to investigate an outbreak of novel SARS-CoV-2 in the industrial zone.

1. Described the epidemiological features and associated factors of the COVID-19 transmission from Jan to May 2021 in the POYUN factory, Cong Hoa industrial zone, Chi Linh, Hai Duong.

The pathogenic agent was the SARS-CoV-2 Alpha (B.1.1.7) variant with a reproduction number of 3.5; the outbreak control measures implemented had decreased the R0 from 3.5 to less than 1.0. The attack rate was 15.4% (95%CI: 13.3% - 17.5%).

The incubation period was 7.6 days; the patients presented clinical symptoms specified of SARS-CoV-2 Alpha variant infection. The hospitalisation period was 25.5 days (including the quarantine course); all patients had positive progression and fully recovered.

Factors that increased the likelihood of SARS-CoV-2 infection included caring for sick persons, having close contact with suspected COVID-19 case (s), having work-shilf>12 hours/day, having physical distance under 2 meters to other (s), and frequent contact with other workers.

Those findings might help propose control measures for the future incoming infectious outbreaks in the industrial zone.

2. Evaluated some molecular characteristics and immune responses of the SARS-CoV-2 that caused the COVID-19 outbreak in the POYUN factory.

The causative agent of the outbreak, Alpha (B.1.1.7) variant, had nine nucleotide mutations T892C, G6421T, G7042T, G26558T, C27509T, T29859C, T29859A, G29862A, T12809C, and six changes of acid amins: ORF1a (M2259I); M (E12D); ORF7a (T39I); S (H69-; V70-, Y144-); there was no evidence that virus might increase severity and fatality among COVID-19 patients. It proved that the “Zero COVID-19” strategy, which applied when Vietnam had not yet implemented the mass COVID-19 vaccination campaign, had reduced the virus transmission and mutations.

Approximately 10.9% (95%CI: 8.9%-12.8%) of workers were IgG-positive. The IgG antibody response in COVID-19 patients was not prolonged; 34.5% of blood samples were IgG-negative from 45-57 days post-infection, which suggested the necessity of COVID-19 vaccine shots for those patients.

Hanoi, 22nd February, 2024

Supervisors

Prof. PhD. Le Thi Quynh Mai

PhD student

Phan Tan Dan

Tóm tắt luận án tiến sĩ của NCS Phan Tân Dân:

Tóm_tắt_Luận_án_Phan_Tân_Dân.pdf

Luận án của NCS Phan Tân Dân:

Luận_án_Phan_Tân_Dân_final.pdf

 


Các bài viết liên quan