THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN NCS PHAN ĐĂNG THÂN

THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Đặc điểm dịch tễ học và ứng dụng mô hình toán học để dự báo bệnh tiêu chảy tại tỉnh Hà Tĩnh

Chuyên ngành: Dịch tễ học                                                    Mã số: 62 72 01 17

Họ và tên nghiên cứu sinh: Phan Đăng Thân                      Khóa đào tạo: 34

Tập thể hướng dẫn:       1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sáng    

                                         2. PGS.TS. Lê Thị Phương Mai

Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Tóm tắt những kết luận mới của luận án:

1. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thuần tập, mô tả đặc điểm dịch tễ học bằng chỉ số tỷ suất mắc mới theo đơn vị người – thời gian, tỷ lệ % mắc tích lũy theo năm và tháng, số lượt mắc trung bình/năm và tỷ suất tái phát theo đơn vị người – thời gian. Luận án đã xác định được tỷ suất mắc mới trong cộng đồng dân cư tại khu vực hạn hán ở Hà Tĩnh là 40% người – năm (3,3% người – tháng). Tỷ lệ % mắc tích/năm là 35,6%, tỷ lệ% mắc tích lũy/tháng là 6,3%, trong đó trẻ dưới 5 tuổi là 13,1%. Số lượt mắc trung bình là 0,78 lượt/người/năm, nhóm trẻ dưới 5 tuổi là 1,52 lượt/trẻ/năm, số ngày bị tiêu chảy trung bình là 5,4 ngày/bệnh nhân/năm, trẻ em dưới 5 tuổi là 7,7 ngày/bệnh nhân/năm. Trẻ dưới 5 tuổi có tỷ suất mắc mới, số lượt mắc trung bình/năm, số ngày bị tiêu chảy, tỷ lệ mắc tích lũy theo tháng và tỷ suất tái phát cao hơn nhóm tuổi khác. 

2. Áp dụng phương pháp phân tích chuỗi thời gian có kiểm soát yếu tố mùa với biến phụ thuộc là số ca bệnh tiêu chảy/100.000 dân theo tháng và biến độc lập là một số yếu tố thời tiết trong 24 năm giai đoạn 1992 đến năm 2015 tại Hà Tĩnh. Kết quả cho thấy các yếu tố nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối cao trung bình và nhiệt độ tối thấp trung bình, độ ẩm tuyệt đối, tổng số giờ nắng trước 1 - 2 tháng có tương quan thuận với số ca bệnh tháng hiện tại, tăng 10C có nguy cơ tăng số ca bệnh lên 2 đến 3% . Trong khi chỉ số tổng lượng mưa và nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực NINO3 tăng trước 2 -3 tháng làm tăng ca bệnh tiêu chảy tại thời điểm hiện tại.

3. Ứng dụng mô hình dự báo chuỗi thời gian với việc sử dụng số liệu giám sát thường quy bệnh tiêu chảy và thời tiết từ năm 1992 đến năm 2015 tại Hà Tĩnh để dự báo ngắn hạn bệnh tiêu chảy. Mô hình SARIMA-X (1,1,1)(0,1,1)12 với X là yếu tố nhiệt độ tối cao trung bình là mô hình phù hợp cho dự báo ngắn hạn. Kết quả dự báo mô phỏng cho thấy sai số dự báo trước trước 1 tháng là 6,1% và trước 12 tháng là 9,7%  so với số liệu quan sát năm 2016. 

……………, ngày…..tháng…..năm 20…..

Đại diện người hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Phương Mai

Nghiên cứu sinh

(Ký và ghi rõ họ tên)

Phan Đăng Thân

 

INFORMATION PAGE ON NEW INPUTS OF PHD THESIS

Thesis tittle: Epidemiological characteristics and application of mathematical models to predict diarrhea in Ha Tinh province

Major:  Epidemiology                                         Code:  62 72 01 17

Name of PhD student: Phan Dang Than

Name of Scientific supervisors:           1. Assoc. Prof. Nguyen Ngoc Sang

                                                                2. Assoc. Prof. Le Thi Phuong Mai

Education Institution:  National Institute of Hygiene & Epidemiology

SUMMARY OF THE NEW INPUTS OF THE THESIS

1. Using a cohort study to described the epidemiological characteristics by the new incidence rate per person - time unit, cumulative rate (%) per month and per year, an average number of cases/years, recurrence rate per person – time unit. The thesis has identified new diarrhea incidence rate of 40% person/year among the population in the drought area of Hatinh province (3.3% person/month). The cumulative rate per year was 35.6%, the cumulative rate per month was 6.3%, this among children under 5 years old was 13.1%. The average number of diarrheas was 0.78 times/person/year and was 1.52 times/child/year among the group of children under 5 years old. The average number of days of diarrhea was accounted for 5.4 days/patient/year and for children under 5 years old it was 7.7 days/patient/year. Children under 5 years old showed to have a higher incidence rate, average number of diarrhea/years, number of days with diarrhea, cumulative prevalence by month and recurrence rate, higher than other age groups.

2. Applying seasonally controlled time series analysis method with the dependent variable being the number of cases of diarrhea per 100,000 population by month and the independent variable being some weather factors collected in 24 years from 1992 to 2015 in Hatinh. The results showed that average temperature, average maximum and minimum temperature, absolute humidity, and total hours of sunshine in 1 to 2 months prior were positively correlated with the number of diarrhea cases within the current month. A 10C increase posed the risk of increasing the number of cases up to 2%-3%. While the total rainfall and sea surface temperature index obtained in NINO3 area increased in 2 to 3 months prior revealed the risk of increasing in diarrhea cases at present moment.

3. Application of time series prediction model using the data on diarrhea and weather routine monitoring data from 1992 to 2015 in Hatinh to short-term forecast diarrhea. The SARIMA-X model (1,1,1) (0,1,1)12 where X is the mean maximum temperature factor showed to be a suitable model for short-term forecasting. The simulation forecast results showed the forecast error of 6.1% before 1 month and of 9.7% before 12 months compared to the observed data in 2016.

Hanoi, 22 December, 2020

SCIENTIFIC SUPERVISOR 

       Le Thi Phuong Mai

PhD STUDENT 

Phan Dang Than

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Việt tại đây: 

Tom_tat_luan_an_TV_-_Phan_Dang_Than.pdf

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Anh tại đây: 

Tom_tat_luan_an_TA_-_Phan_Dang_Than.pdf

Tải file luận án tiến sĩ tại đây: 

Luan_an_-_Phan_Dang_Than.pdf

 


Các bài viết liên quan