THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN NCS NGUYỄN VĂN KHỞI

THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hiệu quả giám sát, phát hiện, điều trị tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, 2018-2019.

Chuyên ngành:  Y tế Công cộng                                  Mã số:   62 72 03 01   

Họ và tên nghiên cứu sinh:  Nguyễn Văn Khởi            Khóa đào tạo:  2015-2019

Họ và tên người hướng dẫn khoa học:

                                                                       1. PGS. TS. Lê Thành Đồng

                                                                       2. PGS. TS. Lê Thị Phương Mai

Cơ sở đào tạo:  Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Tóm tắt những kết luận mới của luận án:

1. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét tại xã Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, 2018

Tỷ lệ KSTSR được phát hiện bằng kỹ thuật Real-Time PCR chiếm 23,87% cao gấp 17,95 lần tỷ lệ KSTSR được phát hiện bằng RDT (1,33%) và gấp 11,21 lần tỷ lệ KSTSR được phát hiện bằng xét nghiêm lam máu soi kính hiển vi (2,13%). 

Tỷ lệ nhiễm KSTSR: Trong vòng 14 ngày trước khi được khảo sát đối tượng có đi rừng nhiễm cao hơn đối tượng ở nhà (OR=2,85; 95%CI=1,34-6,05), có giao lưu biên giới cao hơn không giao lưu (OR=1,67; 95%CI=0,10-2,78); ngủ lại rừng buổi tối cao hơn không ngủ lại (OR=3,33; 95%CI=1,92-5,74); ngủ rẫy tỷ lệ nhiễm cao hơn không ngủ lại rẫy (OR=1,67; 95%CI=1,11-2,51) và đối tượng đã từng mắc sốt rét tỷ lệ nhiễm cao hơn chưa từng mắc (OR=1,8; 95%CI=1,23-2,59), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.

2. Hiệu quả giám sát, phát hiện và điều trị người nhiễm ký sinh trùng sốt rét tại huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước, 2018-2019

Hoạt động can thiệp truyền thông đã cải thiện kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sốt rét. Cụ thể, tỷ lệ kiến thức đúng ở nhóm can thiệp tăng từ (34,58% lên 72,50%), hiệu quả trước sau can thiệp ở nhóm can thiệp và nhóm chứng ở mức 75,89%. Tỷ lệ thái độ đúng ở nhóm can thiệp tăng từ (62,92% lên 95,36%), hiệu quả sau can thiệp đạt ở mức 38,63%. Tỷ lệ thực hành chung đúng ở nhóm can thiệp tăng từ (64,17% lên 91,43%) hiệu quả ở mức 18,17%.

Hoạt động phát hiện KSTSR thụ động: Tỷ lệ KSTSR được phát hiện ở nhóm chứng chiếm 2,95% cao hơn nhóm can thiệp chiếm 1,26%.

Hoạt động phát hiện KSTSR chủ động: Tỷ lệ KSTSR được phát hiện ở nhóm can thiệp chiếm 0,15%, ở nhóm chứng chưa phát hiện KSTSR trong thời gian thực hiện nghiên cứu.

Hoạt động điều trị người nhiễm ký sinh trùng sốt rét có giám sát trực tiếp:

- Điều trị người nhiễm KSTSR được phát hiện hiện PCD và ACD bằng xét nghiệm lam máu soi kính hiển vi ở nhóm can thiệp. Tỷ lệ sạch KSTSR ngày D3, D7, D14, D28 đạt 100,0%, nhóm chứng tỷ lệ sạch KSTSR ngày D3 chiếm 83,33% và ngày D7, D14, D28 là 100,0%.

- Điều trị người nhiễm KSTSR trong điều tra cắt ngang ở nhóm can thiệp được phát hiện bằng lam máu soi kính hiển vi. Tỷ lệ sạch KSTSR ngày D3, D7, D14, D28 chiếm 100,0% ở nhóm chứng tỷ lệ sạch KSTSR ngày D3 chiếm 80,0% và ngày D7, D14, D28 là 100,0%.

- Điều trị người nhiễm KSTSR được phát hiện bằng kỹ thuật Real-Time PCR trong điều tra cắt ngang ở nhóm can thiệp. Cụ thể, KSTSR P. falciparum điều trị sạch KSTSR ngày D3 chiếm 100,0% ở nhóm chứng tỷ lệ sạch KSTSR ngày D3 chiếm 65,12%. Tỷ lệ người nhiễm KSTSR do P. vivax ở nhóm can thiệp được theo dõi điều trị chiếm 50,0% và kết quả điều trị sạch KSTSR đạt 100,0%, nhóm chứng người nhiễm KSTSR P. vivax chưa được giám sát điều trị. 

Tỷ lệ KSTSR phát hiện bằng kỹ thuật Real-Time PCR ở nhóm can thiệp, sau can thiệp giảm từ 22,08% xuống 2,14%, nhóm chứng tỷ lệ KSTSR giảm từ 23,75% xuống 3,57%, hiệu quả trước sau can thiệp ở nhóm can thiệp và nhóm chứng ở mức 7,85%.

  Đại diện người hướng dẫn                   Nghiên cứu sinh

INFORMATION PAGE ON NEW INPUTS OF PHD THESIS

Thesis tittle: Current situation of malaria parasite infection and effectiveness of supervision, detection, treatment in Bu Gia Map district, Binh Phuoc province, 2018-2019.

Major:  Public Heath                                 Code:   62 72 03 01           

Name of PhD student:  Nguyen Van Khoi         Education period:  2015-2019

Name of Scientific supervisor:

                                                               1. Assoc. Prof. Le Thanh Dong, PhD

                                                               2. Assoc. Prof. Le Thi Phuong Mai, PhD

Education Institution: National Institute of Hygiene & Epidemiology.

SUMMARY OF THE NEW INPUTS OF THE THESIS

1. The prevalence of malaria parasite infection in the community of communes Dak O and Bu Gia Map, Bu Gia Map district, Binh Phuoc province in 2018

Rate of malaria parasites detected by Real-Time PCR technique was 23.87%, accounted for 17.95 times higher than rate obtained by RDT (1.33%) and 11.21 times higher than that detected by blood smear microscopy (2.13%). 

Rate of malaria parasite infection found among the people had been in forest within 14 days before the survey was higher than among those that were at home (OR=2.85; 95%CI=1.34-6.05), higher among people having border exchanges that those did not (OR=1.67; 95%CI=0.10-2.78); higher among people sleeping in the forest than those did not (OR=3.33; 95%CI=1.92-5.74); higher among people sleeping in the fields (OR=1.67; 95%CI=1.11-2.51) and higher among the subjects who had experienced malaria than those who had never had it (OR=1). ,8; 95%CI=1.23-2.59), the difference is statistical significance (p<0.05).

2. The effectiveness of intervention on surveillance, detection and treatment of malaria parasite infected people at Bu Gia Map district, Binh Phuoc province in 2018-2019

Health education communication have improved knowledge, attitudes and practices on malaria prevention. In particular, rate of good knowledge of subjects in the intervention group has increased from 34.58% to 72.50% with the intervention efficiency of 75.89%. Rate of good attitude among the subjects in the intervention group increased from 62.92% to 95.36% with the intervention efficiency of 38.63%. Rate of good general practice in this group has increased from 64.17% to 91.43% with the intervention efficiency of 18.17%.

Passive case detection: Rate of parasite infection detected in the control group accounted for 2.95% higher than the intervention group (1.26%).

Active case detection: Rate of parasite infection detected in the intervention group was found of 0.15%, while in the control group, parasites were not detected during the study period.

The effectiveness of anti-malaria parasite treatment under direct supervision:

- Treatment under the direct supervision was monitored among people infected with parasites detected by PCD and ACD by blood smear microscopy in the intervention group. Results showed 100.0% with parasite clearance on day D3, D7, D14 and D28 of treatment. This rate among control group was 83,33% on D3 and 100% on day D7, D14, D28.

- Result of treatment under direct supervision of cases infected with parasites detected by Real-Time PCR in the intervention group showed 100% with parasite clearance on day D3 for P. falciparum infected subjects while in the control group it was 65.12%. The proportion of people infected with P. vivax in the intervention group (50.0%) was followed in treatment and all (100%) showed to have parasite clearance. None of P. vivax infected case was followed in treatment in the control group. 

After the intervention, rate of malaria parasite infection detected by Real-Time PCR technique in the intervention group was found decreased from 22.08% to 2.14%, in the control group, this rate decreased from 23.75% to 3.57% with the intervention efficiency of 7.85%.

  Scientific Supervisor         PhD Student

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Việt tại đây: 

TTLA_Tieng_Viet-Nguyen_Van_Khoi.pdf

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Anh tại đây: 

TTLA_Tieng_Anh-Nguyen_Van_Khoi.pdf

Tải file luận án tiến sĩ tại đây: 

Luan_an_Nguyen_Van_Khoi.pdf
QD_thanh_lap_Hoi_dong_cua_NCS_Nguyen_Van_Khoi.pdf

 


Các bài viết liên quan