THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN NCS NGUYỄN THỊ THU

THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án:Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố nguy cơ bệnh xoắn khuẩn vàng da trên người tại 3 tỉnh của Việt Nam, 2018-2019.

Chuyên ngành: Y tế công cộng                            Mã số: 9 72 07 01

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thu      Khóa đào tạo: 38

Họ và tên người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. Ts. Lê Thị Phương Mai

                                                                   2. PGS. Ts. Hoàng Đức Hạnh

Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Tóm tắt những kết luận mới của luận án:

1. Tỷ lệ nhiễm xoắn khuẩn vàng da ở bệnh nhân nghi ngờ đến khám tại các bệnh viện tại tỉnh Thái Bình, Hà Tĩnh và Cần Thơ năm 2018-2019

Nghiên cứu tiến hành trên 3815 bệnh nhân nghi ngờ đến khám và điều trị tại 11 bệnh viện của 3 tỉnh Thái Bình, Hà Tĩnh và Cần Thơ. Tỷ lệ nhiễm xoắn khuẩn vàng da ở các ca bệnh nghi ngờ tại các bệnh viện tại 3 tỉnh là 8,3%. Trong đó, cao nhất tại tỉnh Thái Bình (9,3%), Hà Tĩnh (8,5%) và thấp nhất ở Cần Thơ (7,1%). Tỷ lệ nhiễm xoắn khuẩn vàng da ở nữ cao hơn nam giới, lần lượt là 8,9% và 7,6%. Bệnh nhân nhiễm xoắn khuẩn vàng da chủ yếu là nông dân, chiếm gần 60% trong tổng số ca bệnh.

2. Biến thể huyết thanh xoắn khuẩn vàng da ở các bệnh nhân tại các bệnh viện tại tỉnh Thái Bình, Hà Tĩnh và Cần Thơ năm 2018-2019

Các biến thể huyết thanh được phát hiện nhiều nhất là Louisiana (16,2%), Javanica (15,8%), Panama (11,3%), và Patoc (10,4%). Các biến thể còn lại đều chiếm tỷ lệ dưới 10%. Các biến thể huyết thanh lưu hành xác định được ở các ca bệnh có sự khác nhau giữa các tỉnh. Các biến thể thường gặp tại Thái Bình là Vughia, Panama, Louisiana, Bataviae; tại Hà Tĩnh là Louisiana, Javanica, Patoc và tại Cần Thơ là Javanica, Louisiana, Panama, Patoc. Trong đó có 3 biến thể huyết thanh là Bratislava, Hebdomadis và Saxkoebing lần đầu tiên lần đầu tiên được phát hiện ở nước ta.

3. Một số yếu tố nguy cơ mắc xoắn khuẩn vàng da trên người tại tỉnh Thái Bình, Hà Tĩnh, Cần Thơ

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da gồm: nghề nghiệp là nông dân (OR: 14,5), học sinh, sinh viên (OR: 8,76); thường xuyên uống nước chưa đun sôi (OR: 2,96); sử dụng nước mưa là nguồn nước ăn uống chính (OR: 3,01), sử dụng nước giếng khoan, giếng đào là nguồn nước ăn, uống chính (OR: 33,76), sử dụng nhà vệ sinh một ngăn/cầu tiêu (OR: 16,85), không có dụng cụ chưa rác tại nhà (OR: 3,15); chăn nuôi lợn (OR: 9,11), nuôi mèo (OR: 2,14).

Các yếu tố giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da: Thường xuyên tắm rửa sau khi làm ruộng, vườn (OR= 0,25), thường xuyên rửa tay sau khi đi vệ sinh (OR= 0,47), thường xuyên rửa tay sau khi làm ruộng, làm vườn (OR= 0,26), thường xuyên sử dụng găng tay/ủng khi làm ruộng, vườn, tiếp xúc vật nuôi (OR= 0,53), hệ thống cống rãnh có nắp che (OR= 0,25).

Hà Nội, ngày     tháng       năm 2023

Đại diện người hướng dẫn

PGS. Ts. Lê Thị Phương Mai

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu

INFORMATION ABOUT NEW FINDINGS OF THE PHD THESIS 

Title: Epidemiological characteristics and risk factors of human leptospirosis infection in three provinces of Viet Nam, 2018 - 2019.

Specialization:  Public Health                        Code: 9 72 07 01

Name of PhD student: Nguyen Thị Thu

Supervisors:               1. Assoc. Prof. Le Thi Phuong Mai, PhD

                                    2. Assoc. Prof. Hoang Duc Hanh, PhD

Training Institution:   National Institute of Hygiene and Epidemiology

SUMMARY OF NEW FINDINGS OF THE THESIS 

1. Prevalence of leptospirosis infection in suspected patients visiting hospitals in Thai Binh, Ha Tinh and Can Tho provinces in 2018-2019.

The study was conducted on 3815 suspected patients who came for examination and treatment at 11 hospitals in 3 provinces of Thai Binh, Ha Tinh and Can Tho. The proportion of leptospirosis infection in suspected cases in hospitals in 3 provinces was 8.3%. In which, the highest is in Thai Binh (9.3%), Ha Tinh (8.5%) and the lowest in Can Tho (7.1%). The prevalence of leptospirosis infection in women was higher than in men, 8.9% and 7.6%, respectively. Patients infected with Leptospira are mainly farmers, accounting for nearly 60% of the total cases.

2. Leptospirosis serovars circulating in leptospirosis patients visiting hospitals in Thai Binh, Ha Tinh and Can Tho in 2018-2019.

The most detected serovars were Louisiana (16.2%), Javanica (15.8%), Panama (11.3%), and Patoc (10.4%). The remaining serovars all account for less than 10%. The circulating serovars identified in cases vary from province to province. Common serovars in Thai Binh are Vughia, Panama, Louisiana, Bataviae; in Ha Tinh are Louisiana, Javanica, Patoc and in Can Tho are Javanica, Louisiana, Panama, and Patoc. This study, the first time, found the new Leptospirosis serovars, including Bratislava, Hebdomadis and Saxkoebing circulating in Vietnam.

3. Some risk factors for human leptospirosis infection in Thai Binh, Ha Tinh, and Can Tho provinces.

Risk factors of human leptospirosis infection include occupation as a farmer (OR=14.5), students, and students (OR=8.76); regularly drink unboil water (OR=2.96); using rainwater as the main source (OR=3.01), using drilling water, dug well water as the main source of drinking and cooking water (OR=33.76), using latrines (OR=16.85), do not have trash container at home (OR=3.15); raising pigs (OR=9.11), raising cats (OR=2.14).

Protective factors for human leptospirosis infection are frequent bathing after farming, gardening (OR=0.25), frequent hand washing after using the toilet (OR=0.47), frequent washing of hands after farming and gardening (OR= 0.26), frequent use of glove/wellington boots when farming, recreation, contact with the animal (OR= 0.53), covered sewage system (OR=0.25).

Supervisor

Assoc. Prof. Le Thi Phuong Mai, PhD

PhD student

Nguyen Thi Thu

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Việt tại đây: 

2._Tom_tat_luan_an_Tieng_Viet_-_NCS_Nguyen_Thi_Thu.pdf

Tải file luận án tiến sĩ tại đây: 

1._Luan_an_Nguyen_Thi_Thu.pdf

 

Thông báo Bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Viện lần thứ 336 của NCS Nguyễn Thị Thu:

 

Đề tài: 

“ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH XOẮN KHUẨN VÀNG DA TRÊN NGƯỜI TẠI 3 TỈNH CỦA VIỆT NAM, 2018 - 2019”

 

CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG

   MÃ SỐ:  9 72 07 01

 

CỦA NCS. NGUYỄN THỊ THU

   _CHI CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH HÀ NỘI _

 

                              THỜI GIAN:  09 giờ 00 ngày 29 tháng 8 năm 2023

                              ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC: Thư viện (tầng 3 – nhà 1) - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương -

                                                           Số 1 Phố Yersin, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

 

         Trân trọng kính mời!

 


Các bài viết liên quan