Thông tin về các kết luận mới của luận án NCS Ngô Mạnh Vũ

THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Hiệu quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và một số yếu tố liên quan tại Cần Thơ, 2022-2023.

Ngành: Y tế công cộng                                                        Mã số: 9 72 07 01

Họ và tên nghiên cứu sinh: NGÔ MẠNH VŨ                    Khóa đào tạo:   39

Họ và tên người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phan Thị Thu Hương

                                                                   2. PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Tóm tắt những kết luận mới của luận án:

1. Đóng góp về lý thuyết:

  • Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đánh giá hiệu quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) trên nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng khoa học về mức độ hiệu quả của PrEP trong dự phòng lây nhiễm HIV ở nhóm MSM có nguy cơ cao tại Cần Thơ (2022-2023) khi so sánh với các nghiên cứu khác trên thế giới. Luận án cũng làm sáng tỏ sự khác biệt về hiệu quả của hai hình thức điều trị PrEP hằng ngày và PrEP tình huống trên nhóm quần thể này.
  • Hiệu quả của PrEP tăng lên nhờ tỷ lệ duy trì và tuân thủ điều trị cao hơn trong giai đoạn có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Nghiên cứu đã phân tích chi tiết các yếu tố tác động đến duy trì và tuân thủ điều trị PrEP, bao gồm:Kiến thức, thái độ, các yếu tố xã hội, nhân khẩu học và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV; nơi tham gia điều trị và hình thức sử dụng PrEP (hằng ngày và tình huống).

2. Đóng góp thực tiễn:

  • Xác định tỷ lệ MSM sử dụng PrEP có kết quả xét nghiệm HIV dương tính trong 12 tháng theo dõi là 1,1% (1,1 trên 100 người - năm), thấp hơn kết quả một số nghiên cứu trên thế giới. Trong đó, nhóm sử dụng PrEP hằng ngày là 0,41% (0,41 trên 100 người - năm), thấp hơn đáng kể so với PrEP tình huống là 2,48% (2,48 trên 100 người - năm).
  • Xác định tỷ lệ duy trì và tuân thủ PrEP trong 12 tháng theo dõi, làm rõ sự khác biệt giữa hai hình thức PrEP. Tỷ lệduy trì PrEP trên 3, 6, 9 và 12 tháng là (74,6% - 65,9% - 54,7% - 48,4%), trong đó nhóm sử dụng PrEP tình huống có tỷ lệ duy trì cao hơn PrEP hằng ngày. Tỷ lệ tuân thủ điều trị PrEP trong các kỳ đánh giá 3, 6, 9 và 12 tháng điều trị là (65,1% - 61,1% - 55,1% - 61,1%), trong đó nhóm PrEP hằng ngày có tỷ lệ tuân thủ cao hơn PrEP tình huống.
  • Đánh giá mức độ an toàn của thuốc PrEP, chỉ ra rằng các tác dụng phụ nhẹ (như buồn nôn, choáng váng, nhức đầu và đầy hơi) chỉ xuất hiện trong 3 tháng đầu điều trị và không ảnh hưởng đáng kể đến việc duy trì PrEP.

3. Ý nghĩa đối với chính sách: 

  • Luận án đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường tiếp cận và duy trì PrEP thông qua việc mở rộng và đa dạng hoá các kênh truyền thông nâng cao nhận thức, giảm kỳ thị; đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tại các phòng khám PrEP;đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động (duy trì và tuân thủ điều trị PrEP) nhằm đạt được mục tiêu chính là giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM. Đây là cơ sở đề xuất mở rộng quy mô áp dụng PrEP trong chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS, góp phần đạt mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.

Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2025.

Đại diện người hướng dẫn

PGS.TS. Phan Thị Thu Hương

Nghiên cứu sinh

Ngô Mạnh Vũ

 

INFORMATION ON NOVEL FINDINGS OF THE DISSERTATION

Dissertation Title: The Effectiveness of HIV Pre-Exposure Prophylaxis (PrEP) Among Men Who Have Sex With Men and Associated Factors in Can Tho, 2022-2023.

Major: Public Health                                                  Code: 9 72 07 01

PhD Candidate: Ngo Manh Vu                                Training Course: 39

Academic Supervisors:         1. Assoc. Prof. Dr. Phan Thi Thu Huong

                                                  2. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Anh Tuan

Training Institution: National Institute of Hygiene and Epidemiology.

Summary of Novel Dissertation Findings:

1. Theoretical Contributions:

  • This is the first study conducted in Vietnam to evaluate the effectiveness of HIV Pre-Exposure Prophylaxis (PrEP) among men who have sex with men (MSM). The findings contribute additional scientific evidence regarding the protective efficacy of PrEP among high-risk MSM populations in Can Tho (2022–2023), contextualized within the global body of research. The study further elucidates the differential effectiveness between daily PrEP and event-driven PrEP regimens in this population.
  • PrEP effectiveness was found to be enhanced by higher levels of retention and adherence during periods of elevated HIV risk. The study provides a comprehensive analysis of factors influencing PrEP retention and adherence, including knowledge, attitudes, social and demographic factors, HIV risk behaviors, treatment settings, and the type of PrEP regimen used (daily or event-driven).

2. Practical Contributions:

  • The incidence of HIV among MSM using PrEP during the 12-month follow-up was determined to be 1.1% (1.1 per 100 person-years), which is lower than the rates reported in some international studies. Notably, the HIV incidence among daily PrEP users was 0.41% (0.41 per 100 person-years), significantly lower than that among event-driven PrEP users (2.48%).
  • Retention and adherence rates to PrEP over the 12-month follow-up were established, highlighting differences between the two PrEP modalities. Retention rates at 3, 6, 9, and 12 months were were 74.6%, 65.9%, 54.7%, and 48.4%, respectively, with the event-driven PrEP group demonstrating higher retention compared to the daily PrEP group. Adherence rates at the 3, 6, 9, and 12-month were 65.1%, 61.1%, 55.1%, and 61.1%, with daily PrEP users demonstrating better adherence than those on event-driven regimens.
  • An assessment of PrEP medication safety revealed that mild adverse effects (such as nausea, dizziness, headache, and flatulence) were transient, manifesting primarily during the initial three months of treatment and not significantly impeding PrEP continuation.

3. Policy Implications:

  • The dissertation proposes strategies to enhance PrEP access and retention through the expansion and diversification of communication channels to augment awareness and reduce stigma; the provision of training and capacity building for healthcare professionals at PrEP clinics; and the formulation of solutions to improve the quality of services (PrEP retention and adherence) to achieve the primary objective of reducing HIV transmission risk among MSM. These findings provide a robust foundation for advocating the scale-up of PrEP within the national HIV/AIDS prevention strategy, contributing to the goal of ending the AIDS epidemic in Vietnam by 2030.

Hanoi, …..April 2025

On behalf of the Supervisors

Assoc. Prof. Dr. Phan Thi Thu Huong

Doctoral Candidate

Ngo Manh Vu

Tóm tắt luận án tiến sĩ của NCS Ngô Mạnh Vũ:

5._Tóm_tắt_luận_án_TV-_NCS_Ngô_Mạnh_Vũ.pdf

Luận án của NCS Ngô Mạnh Vũ:

3._Luận_án_NCS_Ngô_Mạnh_Vũ.pdf

 


Các bài viết liên quan