THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN NCS LÊ THỊ DIỄM TRINH

THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B ở người Khmer trưởng thành tỉnh Trà Vinh và hiệu quả một số giải pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm tại cộng đồng, 2021 – 2022.

Chuyên ngành: Y học dự phòng                                          Mã số: 9 72 01 63

Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Diễm Trinh                  Khóa đào tạo: K39

Họ và tên người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Lê Anh Tuấn

                                                                   2. TS. Trần Đại Quang

Cơ sở đào tạo: Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương

Tóm tắt những kết luận mới của luận án:

1. Đặt vấn đề: Nhiễm vi rút viêm gan B là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nguy hiểm mang tính chất toàn cầu. Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B ở người Khmer trưởng thành tỉnh Trà Vinh và hiệu quả một số giải pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm tại cộng đồng, 2021 – 2022. Nghiên cứu thực hiện xây dựng mô hình can thiệp dựa trên mô hình Niềm tin sức khỏe với sự tham gia tích cực của những cá nhân có uy tín và tầm ảnh hưởng trong cộng đồng.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 2.372 người Khmer 18 – 60 tuổi tại tỉnh Trà Vinh năm 2021, và nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm chứng thực hiện trên 4 xã tại tỉnh Trà Vinh năm 2021 – 2022. Phân tích hiệu số thay đổi (Difference – in – Difference) giúp ước tính tác động của can thiệp làm thay đổi kết quả trong nhóm can thiệp so với thay đổi kết quả trong nhóm đối chứng trong một khoảng thời gian, kết hợp sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để tính toán các hệ số trong mô hình.

3. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ghi nhận trong nghiên cứu là cao, chiếm 9,8%.

Hiệu quả một số giải pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B tại cộng đồng ở tỉnh Trà Vinh:

Về kiến thức: Sự thay đổi kiến thức chung ở nhóm can thiệp khác với nhóm chứng trung bình là 0,86 điểm. Sự khác biệt trên có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Ngoài ra cũng tìm thấy sự khác biệt về điểm kiến thức về viêm gan B và kiến thức về nguy cơ nhiễm viêm gan B. Hiệu quả can thiệp hiệu chỉnh cho các yếu tố nhiễu, kết quả cho thấy can thiệp làm tăng trung bình 6,8% điểm kiến thức chung (p=0,021), tăng 11,5% điểm kiến thức cơ bản về VGVR B (p=0,003), tăng 10,0% điểm kiến thức về nguy cơ nhiễm nhiễm vi rút viêm gan B (p=0,075) và tăng 2,8% điểm kiến thức về phòng ngừa nhiễm nhiễm vi rút viêm gan B (p=0,115). 

Về thực hành: Sự thay đổi thực hành chung ở nhóm can thiệp khác với nhóm chứng trung bình là -0,73 điểm, p<0,05.

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2024

Đại diện người hướng dẫn

PGS. TS Lê Anh Tuấn

Nghiên cứu sinh

                 Lê Thị Diễm Trinh                 

INFORMATION ABOUT NEW FINDINGS OF THE PHD THESIS 

Title: The current status of Hepatitis B virus infection among adult Khmer individuals in Tra Vinh province and the effectiveness of certain preventive interventions in the community, 2021-2022. 

Specialization: Preventive Medicine                                  Code: 9 72 01 63

Name of PhD student:  Le Thi Diem Trinh

Supervisors:                1. Prof. PhD. Le Anh Tuan

                                    2. PhD. Tran Dai Quang

Training Institution:  National Institute of Hygiene and Epidemiology

SUMMARY OF NEW FINDINGS OF THE THESIS 

1. Introduction: Hepatitis B virus (HBV) poses a global public health threat. A cross-sectional study outlined the prevalence of HBV among Khmer adults in Tra Vinh province and evaluated the effectiveness of preventive interventions in the community from 2021 to 2022. The study constructed an intervention model based on the Health Belief Model, involving active participation from influential individuals within the community.

2. Objectives and Methods: The cross-sectional study involved 2,372 Khmer individuals aged 18 to 60 in Tra Vinh province in 2021. The community intervention study, conducted in four communes in Tra Vinh from 2021 to 2022, utilized a Difference-in-Difference analysis to estimate the impact of interventions on outcomes within the intervention group compared to a control group over time. Linear regression models were employed for coefficient calculations.

3. Results: The observed prevalence of hepatitis B virus infection in the study was high, accounting for 9.8%.

Effectiveness of Preventive Interventions for Hepatitis B in the Community:

Knowledge: The overall knowledge change in the intervention group differed significantly from the control group, with an average difference of 0.86 points (p < 0.05). Significant differences were found in knowledge scores related to hepatitis B and knowledge about the risk of HBV infection. Adjusted intervention effectiveness, accounting for confounding factors, revealed an increase of 6.8% in overall knowledge scores (p = 0.021), an 11.5% increase in basic knowledge about HBV (p = 0.003), a 10.0% increase in knowledge about the risk of HBV infection (p = 0.075), and a 2.8% increase in knowledge about HBV prevention (p = 0.115).

Practices: The overall change in practice in the intervention group differed significantly from the control group, with an average decrease of 0.73 points (p < 0.05).

Hanoi, 22nd February, 2024

Supervisors

Prof. PhD. Le Anh Tuan

PhD student

Le Thi Diem Trinh

Tóm tắt luận án tiến sĩ của NCS Lê Thị Diễm Trinh:

Tóm_tắt_luận_án_-Lê_Thị_Diễm_Trinh.pdf

Luận án của NCS Lê Thị Diễm Trinh:

Luận_án_NCS_Lê_Thị_Diễm_Trinh.pdf

 


Các bài viết liên quan