THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN NCS HOÀNG THU THỦY

THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án:  Thực trạng cung ứng thuốc của các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân và hiệu quả can thiệp tại hai huyện vùng nông thôn tỉnh Hải Dương

Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và tổ chức Y tế                   Mã số: 62 72 01 64

Họ và tên nghiên cứu sinh: HOÀNG THU THUỶ                       Khóa đào tạo:       

Họ và tên người hướng dẫn khoa học:            1. GS.TS. Lê Quang Cường

                                                                             2. PGS.TS. Hồ Thị Minh Lý

Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN 

1. Thực trạng việc thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân tại hai huyện Kim Thành và Gia Lộc năm 2012.

  • Tỷ lệ tuân thủ các tiêu chuẩn thực hành tốt GPP của các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân còn khá thấp. Ngoại trừ tuân thủ tiêu chuẩn về nhân lực, tỷ lệ các cơ sở bán lẻ tuân thủ các tiêu chuẩn khác đều thấp. Tỷ lệ tuân thủ các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất tại hai huyện Kim Thành và Gia Lộc lần lượt là 57,8% và 61,7%; tiêu chuẩn về diện tích đạt lần lượt 84,4% và 85,1%; tiêu chuẩn về trang thiết bị bảo quản như nhiệt kế, ẩm kế chỉ đạt lần lượt 47,6% và 31,9%; tiêu chuẩn về các bao bì ra lẻ chỉ đạt 26,7% và 23,4%
  • Công tác thanh kiểm tra còn chưa được thực hiện thường xuyên, thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan quan lý và hầu như các hoạt động bán lẻ chưa được giám sát, hậu kiểm tốt do thiếu nhân lực và cơ chế tài chính để thực hiện. 

2. Kiến thức và thực hành chuyên môn của người bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân tại hai huyện Kim Thành và Gia Lộc.

  • Kiến thức và thực hành của người bán lẻ thuốc tư nhân còn hạn chế trong các nội dung liên quan đến việc bán thuốc và bảo quản thuốc hàng ngày. 
  • Tỷ lệ có kiến thức đúng về các thuốc phải bán theo đơn tại hai huyện Kim Thành và Gia Lộc lần lượt là 33,3% và 44,2%. 
  • Tỷ lệ trả lời được các thông tin khi ghi nhãn ra lẻ rất thấp đều dưới 20%. 
  • Tỷ lệ thuốc được bán ra lẻ mà không ghi nhãn phù hợp còn ở mức cao, khoảng 50%. 
  • Tỷ lệ người bán lẻ có kiến thức và thực hành về hướng dẫn sử dụng thuốc cho khách hàng đều thấp ở khoảng dưới 20%. 

3. Hiệu quả can thiệp nhằm cải thiện một số tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân.

  • Hiệu quả can thiệp lên việc tuân thủ các tiêu chuẩn thực hành tốt về cơ sở vật chất và VSMT đều tăng lên có ý nghĩa thống kê ở huyện can thiệp.
  • Tỷ lệ tuân thủ các tiêu chuẩn về trang thiết bị ở huyện can thiệp đều tăng lên đến xấp xỉ 90% (p<0,05). Việc thực hiện các quy chế chuyên môn như sắp xếp thuốc đúng quy định… đều tăng lên đáng kể ở huyện can thiệp, có ý nghĩa thống kê.
  • Tỷ lệ bán thuốc kê đơn mà không có đơn đều giảm xuống còn khoảng 60-70%.
  • Can thiệp tập huấn kiến thức cho người bán lẻ thuốc tư nhân là can thiệp có hiệu quả. Tỷ lệ người bán lẻ có kiến thức đạt về việc tư vấn cho khách hàng mua thuốc đều tăng lên gấp 2-3 lần và có ý nghĩa thống kê ở huyện can thiệp. 
  • Việc tạo kênh kết nối, chia sẻ và khuyến khích các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân, tăng cường kết nối với các cơ quan quản lý nhà nước các tuyến trên địa bàn là việc làm cần thiết và cần được duy trì thường qui.

Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 20…..

Đại diện người hướng dẫn                      Nghiên cứu sinh

INFORMATION ABOUT NEW FINDINGS OF THE PHD THESIS 

Title:  Currentsituation of drug supply by private drug retailers and effectiveness ofintervention in two rural districts inHai Duong province.

Specialization: Social hygiene and health organization                   Code: 62 72 01 64

Name of PhD student:    HOANG THU THUY

Supervisors:                    1. Prof. Le Quang Cuong, M.D., Ph.D.

                                         2. Assoc. Prof. Ho Thi Minh Ly, Ph.D.

Training Institution:   National Institute of Hygiene and Epidemiology

SUMMARY OF NEW FINDINGS OF THE THESIS

1. Current situation of implementation of principles, standards of good pharmacy practice (GPP) at private drug retail stores in Kim Thanh and Gia Loc districts in 2012.

  • The compliance with GPP standards among private drug retailers was quite low. Except for compliance with human resources standards, the proportion of retail facilities that comply with other standards was low. The rate of compliance with facilities standards in Kim Thanh and Gia Loc districts was 57.8% and 61.7%, respectively; area standards reached 84.4% and 85.1%, respectively; standards of storage equipment such as thermometers, hygrometer reached only 47.6% and 31.9% respectively; standards for retail packaging was only 26.7% and 23.4%
  • The inspection and supervision work has not been carried out regularly, lack of support from the authorities and almost retail activities have not been supervised and post-inspected due to the lack of manpower and financial mechanisms to perform.

2. Knowledge and practice of drug sellers at private drug retail stores in Kim Thanh and Gia Loc districts.

  • The knowledge and practice of private drug retailers were limited in the contents related to the daily sale and storage of drugs.
  • The proportion of people having knowledge about prescription medicines in Kim Thanh and Gia Loc districts was 33.3% and 44.2%, respectively.
  • The rate of answering information when labeling retail was below 20%.
  • The proportion of drugs sold retail without proper labeling was still high, roughly 50%.
  • The proportion of retailers who had knowledge and practice on guidance medicines usage for customers was low at less than 20%.

3. Effective of interventions to improve adherence to GPP standards at private drug stores.

  • The intervention effectiveness on compliance with GPP standards on facilities and sanitation has increased statistically at the intervention district.
  • The rate of compliance with equipment standards in the intervention district increased to approximately 90% (p<0.05). The implementation of professional regulations such as arranging drugs according to regulations ... have increased significantly in the intervention district, with statistical significance.
  • The proportion of prescription drugs sold without a prescription droped to around 60-70%.
  • Training interventions for private drug retailers were effective interventions. The percentage of retailers who have knowledge about counseling for customers increased by 2-3 times and was statistically significant in the intervention district.
  • The construction of a channel to connect, share and encourage private drug retailing establishments, strengthening the connection with state management agencies at all levels in the locality is necessary and needs to be maintained regularly.
Supervisors                                         PhD student

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Việt tại đây: 

Tom_tat_luan_an_Tieng_Viet_-_Hoang_Thu_Thuy.pdf

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Anh tại đây: 

Tom_tat_luan_an_Tieng_Anh_-_Hoang_Thu_Thuy.pdf

Tải file luận án tiến sĩ tại đây: 

Luan_an_-_Hoang_Thu_Thuy.pdf
QĐ_BVCV-_Hoàng_Thu_Thủy.pdf

 


Các bài viết liên quan